Bộ Giáo Dục công bố đề thi và đáp án minh họa

TTO – Chiều 31-3, Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi và đáp án có tính chất minh họa của 8 môn trong kì thi THPT quốc gia.

Thí sinh thi vào ĐH Quốc tế TP.HCM trao đổi bài làm sau khi kết thúc môn thi vật lý ở hội đồng thi Trường THPT Hoàng Hoa Thám, Q.Bình Thạnh, TP.HCM – Ảnh: Thuận Thắng

>> Đề thi minh họa môn Toán

>> Đề thi minh họa môn Vật Lý

>> Đề thi minh họa môn Hóa Học

>> Đề thi minh họa môn Sinh học

>> Đề thi minh họa môn Ngữ Văn

>> Đề thi minh họa môn Lịch Sử

>> Đề thi minh họa môn Địa Lý

>> Đề thi minh họa môn Tiếng Anh

>> Đề thi minh họa môn Tiếng Nga

>> Đề thi minh họa môn Tiếng Pháp

>> Đề thi minh họa môn Tiếng Trung

>> Đề thi minh họa môn Tiếng Đức

>> Đề thi minh họa môn Tiếng Nhật

Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng GD, Bộ GD-ĐT thì  qua các đề thi minh họa này, học sinh sẽ hình dung được mức độ yêu cầu của đề thi chính thức để ôn tập, chuẩn bị tham gia kì thi.

Các đề thi minh họa đều  có nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Đề thi đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao, tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014.

Trong đó, tỷ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản chiếm khoảng 60% tổng số điểm và cho mức độ nâng cao chiếm khoảng 40% tổng số điểm để đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh;  Đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực người học,  có các câu hỏi vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Đề thi các môn khoa học xã hội tiếp tục ra theo hướng mở;

Về hình thức, đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn; trong đó, tỷ lệ điểm dành cho phần đọc hiểu chiếm khoảng 30% tổng số điểm. Đề thi các môn Ngoại ngữ có 2 phần: phần viết và phần trắc nghiệm; trong đó, tỷ lệ điểm dành cho phần viết chiếm khoảng 20% tổng số điểm.

Đáp án minh họa của mỗi môn thi được xây dựng chi tiết đến 0,25 điểm. Riêng phần đáp án môn Ngữ văn chi tiết hơn do có những câu hỏi mở yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức vào cuộc sống và bộc lộ suy nghĩ cá nhân.

Đại diện Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng GD-ĐT nhấn mạnh đề thi minh họa không sử dụng cho học sinh ôn tập các nội dung đề cập trong đề thi như một dạng  giới hạn kiến thức mà chỉ để các em biết về hình thức ra đề, mức độ yêu cầu tương ứng với điểm số.

Nguồn TTO.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *